Ẩm thực cuộc sống

Ung thư âm đạo là khi các tế bào ác tính hình thành trong âm đạo, do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào tử cung.

Tìm hiểu thêm tại đây: http://dakhoaxadan.com/khi-hu-ra-nhieu-mau-bat-thuong-va-co-mui-hoi/ | http://dakhoaxadan.com/viem-nhiem-phu-khoa-chua-the-nao-nhanh-khoi/ 

Có hai loại ung thư âm đạo:

Ung thư tuyến tụy: Loại ung thư này thường gặp ở phụ nữ dưới 30 tuổi. Nó hình thành trong tế bào tuyến đường âm đạo. Các tế bào này sảm xuất và giải phóng chất trong ống âm đạo. Ung thư tuyến tụy có thể lan tới phổi hoặc hạch bạch huyết.

Ung thư biểu mô tế bào vảy: Hầu hết xuất hiện ở phụ nữ trên 60 tuổi. Dạng này xuất hiện tế bào ung thư ở thành âm đạo, lan truyền chậm hơn ung thư tuyến tụy.

ung-thu-am-dao-can-benh-nguy-hiem-khien-chi-em-lo-so

Triệu chứng của ung thư âm đạo:

Xuất huyết âm đạo

Một trong những biểu hiện của bệnh ung thư âm đạo chính là xuất huyết âm đạo. Chị em thường bỏ qua dấu hiệu này nó dễ bị nhầm lẫn với thời kì mãn kinh hơn.

Thay đổi thói quen đi vệ sinh

Đi vệ sinh nhiều hơn bình thường, xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc phân, táo bón… là các dấu hiệu của ung thư âm đạo.

Đau vùng xương chậu

Đau giữa xương hông, đặc biệt là khi đi tiể hoặc quan hệ tình dục có thể cho thấy bạn đang có biểu hiện của bệnh ung thư âm đạo.

Âm đạo bị sưng

Mặc dù nhiều khi có những vết sưng, cứng trên âm đạo không gây hại gì, nhưng cũng có lúc, nó là dấu hiệu cảnh báo ung thư mà bạn cần để tâm đến.

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư âm đạo cao hơn nếu:

Có virus HPV: (Human papilloma virus) là một loạivirus gây u nhú ở người. HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay và là nguyên nhân sùi mào gà.

- Có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc tử cung

- Lớn hơn 60 tuổi

- Đã cắt tử cung

Nguồn: eva.vn
Húng quế là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn thường ngày. Đây cũng là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.

Có thể bạn quan tâm:



 
1. Ngừa bệnh tiểu đường

Lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu giúp sản xuất ra các chất như eugenol, methy eugenol và caryphyllene. Đây đều là những chất có tác dụng hỗ trợ cho các tế bào beta của tụy tạng (những tế bào có chức năng dự trữ và phóng thích insulin) hoạt động bình thường. Điều này giúp làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin, làm giảm mức đường huyết nên có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

2. Bảo vệ tim

Hợp chất chống oxy hóa có tên gọi là eugenol vốn rất dồi dào trong húng quế giúp bảo vệ tim bằng cách giữ cho mức huyết áp luôn nằm trong tầm kiểm soát đồng thời còn làm giảm mức cholesterol trong cơ thể. Chỉ cần nhai vài lá húng quế khi bụng còn đói mỗi ngày, bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe cho tim, giúp phòng tránh những căn bệnh về tim.

10-loi-ich-tuyet-voi-cua-hung-que

3. Phòng chống ung thư

Giàu chất chống oxy hóa, húng quế được cho là có thể giúp làm ngừng quá trình phát triển của bệnh ung thư vú và ung thư miệng (do nhai thuốc lá). Những hợp chất có trong loại rau này sẽ ngăn máu chảy về các khối u bằng cách tấn công vào những mạch máu nuôi sống chúng.

4. Chữa sốt

Húng quế có khả năng sát trùng, diệt nấm mốc, kháng khuẩn hiệu quả nên có thể dùng để chữa bệnh sốt. Loại rau này có thể làm dịu nhiều kiểu sốt khác nhau, từ các cơn sốt có liên quan đến những căn bệnh nhiễm khuẩn thông thường đến bệnh sốt rét. Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, để cắt cơn sốt, người bệnh cần uống nước sắc từ lá húng quế.

5. Ngăn ngừa stress

Lá húng quế có công dụng chống căng thẳng. Một kết quả nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp duy trì mức bình thường của cortisol - hormon gây stress trong cơ thể. Chúng làm dịu thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn là một yếu tố quan trọng gây stress.Những người làm các công việc có khả năng gây căng thẳng thần kinh cao có thể nhai khoảng 12 lá húng quế hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa stress một cách tự nhiên.

6. Phân hủy sỏi trong thận

Húng quế là một trong những loại thuốc lợi tiểu và khử độc rất tốt cho thận. Chúng làm giảm lượng axit uric trong máu (một trong những lý do chính gây bệnh sỏi thận là do tình trạng dư thừa của axit uric trong máu), giúp làm sạch thận. Để chữa sỏi thận, bạn có thể uống nước ép từ lá húng quế với mật ong mỗi ngày trong vòng 6 tháng.

7. Trị đau đầu

Húng quế có thể làm dịu các cơn đau đầu do bệnh viêm xoang, dị ứng, cảm lạnh hay chứng đau nửa đầu gây ra. Điều này xuất phát từ khả năng giảm đau nhức và làm thông mũi của loại lá này, giúp xoa dịu các cơ đau và giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.Nếu đang bị đau đầu, bạn chỉ cần giã nát lá húng quế, cho vào nước đun sôi, để đến khi nước còn ấm thì dùng khăn nhúng vào nước, vắt hơi khô và đắp lên trán. Ngoài ra, cũng có thể cho vài giọt tinh dầu húng quế vào nước ấm, dùng khăn nhúng nước và đắp lên trán.

8. Giúp cai thuốc lá

Những hợp chất chống stress của rau húng quế giúp chúng trở thành giải pháp lý tưởng cho những người đang muốn từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Húng quế sẽ làm dịu thần kinh, xua tan căng thẳng - những yếu tố có liên quan đến tình trạng thèm thuốc lá.

Loại rau này còn có tác dụng làm mát cổ họng tương tự như bạc hà nên sẽ giúp kiểm soát cảm giác thèm hút thuốc nếu như bạn nhai chúng thường xuyên. Chỉ cần giữ một ít lá húng quế trong túi và nhai chúng khi bạn cảm thấy thèm hút thuốc, dần dần, bạn sẽ từ bỏ được thuốc lá.

Tác dụng chống oxy hóa của húng quế còn giúp khắc phục những tổn hại cho các cơ quan bên trong cơ thể vốn luôn gia tăng theo thời gian hút thuốc lá.

9. Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc

Lá húng quế có khả năng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Khi ăn sống loại gia vị này, chúng sẽ lọc sạch máu cung cấp cho da, mang lại cho bạn một làn da sáng bóng và ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của mụn.

Bên cạnh đó, hung quế còn có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa rát trên da đầu, chống rụng tóc. Ăn lá húng quế, uống nước ép hoặc đắp mặt nạ từ hỗn hợp lá húng quế giã nát đều có tác dụng tốt cho da và tóc.

10. Chữa những bệnh về đường hô hấp

Điều chỉnh khả năng miễn dịch, chống ho (giúp kiềm chế trung tâm ho, hạn chế số lượng các cơn ho) và làm long đờm (giúp tống đẩy đờm ra khỏi ngực) là những công dụng giúp húng quế trở thành phương thuốc dân gian hiệu quả cho những căn bệnh như ho, cảm lạnh hay bệnh có liên quan đến đường hô hấp bao gồm viêm phế quản cấp tính và mãn tính.

Một tác dụng khác của húng quế là khả năng kháng khuẩn và chống nấm, giúp đánh bại tình trạng nhiễm khuẩn có liên quan đến các rắc rối ở đường hô hấp. Húng quế còn có thể làm dịu tình trạng sung huyết vì chúng có chứa những hợp chất như camphene, eugenol và cineole trong tinh dầu của mình. Tác dụng chống dị ứng và kháng viêm còn hỗ trợ cho việc điều trị những căn bệnh dị ứng ở đường hô hấp.

Nguồn: eva.vn
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết cần ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu, có thể uống thêm sữa. Không nên ăn cơm, đồ cứng khó nuốt.

Có thể bạn quan tâm:

>>>>>  địa chỉ chữa viêm âm đạo uy tín tại Hà Nội

>>>>>  chữa bệnh nhiễm phụ khoa như thế nào nhanh khỏi

 
Đặc biệt với trẻ em bị SXH, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, nếu trẻ còn bú mẹ thì nên tiếp tục cho con bú. Khi cho trẻ ăn uống nên chia nhỏ bữa ăn và nước uống ra, không nên cho ăn dồn dập. Tích cực bổ sung các mó ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) tăng sức đề kháng chống lại bệnh SXH.

Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ

SXH hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, thuốc đặc hiệu, do đó chế độ dinh dưỡng chăm sóc đóng vai trò cực kỳ quan trọng bởi lẽ khi sức đề kháng kém thì bệnh sẽ nặng hơn, sợ nhất là gây sốc cho bệnh nhân.

Với người bệnh SXH, cần kiêng những loại thức ăn nhiều mỡ béo, các thực phẩm xào rán, có gia vị chua cay vì chúng thường gây khó tiêu; còn lại không kiêng tuyệt đối thứ gì cả. Nên ăn cân đối đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất…

nhung-mon-giup-nguoi-sot-xuat-huyet-nhanh-hoi-phuc

Cho trẻ ăn “trả bữa”

Trẻ mắc SXH nếu đã khỏi sốt và chơi bình thường rồi thì nên tuân theo chế độ ăn như bình thường. Tùy theo độ tuổi của bé, nếu bé còn bú mẹ thì mẹ phải tăng cường dưỡng chất, nếu bé ăn dặm thì ăn “trả bữa” bổ sung cho bé để tăng cân, bù lại mất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm, tránh tình trạng nhẹ cân suy dinh dưỡng sau này.

Thời gian mới ốm dậy, trẻ có thể ăn chưa ngon miệng, phụ huynh nên chia nhỏ bữa ăn ra, cho ăn các loại cháo soup bù năng lượng thiếu hụt, tăng số bữa lên…

Chú ý là cha mẹ cần kiên trì nấu nướng các món ăn thay đổi khẩu vị, nên hỏi trẻ lớn để có món ăn hợp khẩu vị của trẻ. Các món ăn ưu tiên là giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất… có thể nấu cháo cà rốt, thịt gà, uống nước quả cam, quýt, sinh tố… nhằm giúp trẻ tăng cường sức khỏe

Không ăn thực phẩm sẫm màu

Do “đặc thù” của bệnh sốt xuất huyết là rất dễ xảy ra tình trạng xuất huyết (chảy máu) nên bạn cần tránh, không để bệnh nhân ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không. Những thực phẩm có màu sẫm như nước xá xị, nước trái cây sẫm màu, nước coca, canh củ dền, dưa hấu… khi uống vào, nếu bệnh nhân bị nôn ói hoặc có xảy ra tình trạng xuất huyết dạ dày sẽ khó xác định được.

Chọn thức ăn lỏng

Cơ thể sốt rất mệt mỏi, nên cần ưu tiên tối đa trong lúc này những thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ đầy bụng khó tiêu. Cũng cần lưu ý là bệnh nhân không cần kiêng cữ quá mức mà cần ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Ví dụ như cháo cá, cháo thịt băm nấu cùng với một ít rau củ quả các loại. Cho ăn từng ít một, nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng nôn ói.

Tuân thủ y lệnh

Như đã nói, không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, bác sĩ có thể sẽ cho thuốc hạ sốt, một ít thuốc bổ… để bệnh nhân uống. Cần theo đúng đơn và tuân thủ chặt chẽ mọi hướng dẫn của bác sĩ.

Đặc biệt, không được thấy trẻ sốt thì tự ý mua thuốc hạ sốt, vì một số loại thuốc hạ sốt có khả năng ảnh hưởng xấu đến dạ dày, làm tăng nguy cơ chảy máu. Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn, ngày dùng khoảng 4 lần khi bệnh nhân có sốt.

Lau mát thường xuyên

Với sốt xuất huyết, bệnh nhân có thể sốt cao lên đến 39-40 độ C. Song song với việc sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, cần thường xuyên lau mát cho bệnh nhân để giúp giảm nhiệt độ cơ thể.Lưu ý: Cách lau mát đúng là dùng khăn sạch, nhúng vào nước ấm vừa phải, sau đó vắt khô lau trán, mặt, tay chân, các vùng nách, bẹn… Không được dùng nước đá, nước lạnh để lau vì càng khiến cơ thể bị sốc nhiệt, sốt cao hơn.

Nguồn: eva.vn
Canxi là khoáng chất cần thiết không những để duy trì sức khỏe tối ưu, giúp xương và răng chắc khỏe mà còn giúp ích trong quá trình đông máu, hỗ trợ chức năng của dây thần kinh và các cơ trong cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:



 
Sữa là thực phẩm được nhiều người lựa chọn để bổ sung canxi. Tuy nhiên, với người ăn chay và những người mà cơ thể không dung nạp lactose thì 5 thực phẩm dưới đây sẽ giúp nạp canxi tốt hơn:

Cải xoăn


Cải xoăn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là canxi. Một cốc sinh tố cải xoăn giúp bổ sung 90 mg canxi hay một đĩa salad cải xoăn chứa đến 315 mg canxi, nhiều hơn cả lượng canxi trong một cốc sữa bò. Ngoài canxi, cải xoăn còn giàu mangan và phốt-pho – 2 khoáng chất quan trọng giúp xương chắc khỏe.

Cải bó xôi (rau chân vịt)

Một cốc cải bó xôi chứa gần 245 mg canxi, tức 24,5% lượng canxi mà cơ thể cần hấp thụ mỗi ngày. Bên cạnh đó, ăn cải bó xôi còn giúp nạp 84% lượng mangan mà cơ thể cần mỗi ngày để hỗ trợ sự phát triển bình thường của cấu trúc xương và màng khớp.

Rau cải rổ

2 cốc rau cải rổ chứa đến 452,2 mg canxi, gần 90% nhu cầu canxi của cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, cải rổ cũng rất giàu vitamin B6, axit folic giúp giảm nồng độ homocysteine – axit amin gây thương tổn cho cấu trúc của xương. Bạn có thể đem hấp hoặc làm sinh tố từ rau cải rổ với nước cốt chanh, dầu oliu nguyên chất, mật ong, thì là và muối ăn.

Hạt mè

Chỉ 1/4 cốc hạt mè cũng giúp nạp 351 mg canxi cho cơ thể. Hạt mè có thể dùng để rắc lên món salaf hoặc làm nước sốt Tahini và ăn kèm với bánh mì nướng nguyên hạt.

Sữa chua hữu cơ


Trong 1 cốc sữa chua hữu cơ có đến 447,4 mg canxi, tức 45% nhu cầu canxi của cơ thể mỗi ngày. Nguồn phốt-pho trong sữa hữu cơ cũng giúp ích cho quá trình hình thành và tái tạo xương, răng

Nguồn: eva.vn
Chứng trào ngược (hay còn gọi là ợ chua) là một hội chứng mãn tính khi acid hoặc mật trào ngược vào dạ dày kích ứng màng bao tử, gây cảm giác nóng rát vùng dưới ngực, tạo mùi chua trong miệng…


Có thể bạn quan tâm:

>>>>>  biểu hiện khí hư bất thường

>>>>>  Giảm béo mặt đơn giản với 2 loại sinh tố tự nhiên

>>>>>Những địa chỉ món bánh canh siêu ngon ở Sài Gòn

Khi bị trào ngược sẽ kéo theo bị ói mửa, đau ngực, thở khó, hại răng... Nguyên nhân phổ biến nhất gây trào ngược là căng thẳng, ăn quá nhiều và thất thường, ăn thực phẩm nhiều acid, cay nóng... 

Ngoài ra, người quá cân cũng có nguy cơ cao dễ bị trào ngược. Uống nhiều các thức uống như cà phê, trà, rượu, thức uống có ga cũng gây nên vấn đề này. Dưới đây là một số loại trái cây có thể giảm bớt hội chứng này.

6-loai-trai-cay-nen-an-khi-bi-o-chua

1. Chuối

Là thực phẩm dồi dào kali, chất xơ, vitamin C, chất chống ôxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật. Chất xơ trong chuối giúp cải thiện tiêu hóa, giảm bớt trào ngược, ợ chua.

2. Đu đủ

Đu đủ có tác dụng ngừa bệnh tim, tiểu đường, ung thư, hen suyễn, giúp xương chắc khỏe. Loại trái này chứa vitamin K, beta-carotene, canxi, vitamin A. Đu đủ còn chứa enzyme tên là papain giúp tăng cường tiêu hóa, giảm ợ chua.

3. Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây giàu chất chống ôxy hóa, vitamin C, vitamin A, acid amin. Vì chứa lượng nước lớn, dưa hấu còn hỗ trợ tiêu hóa, giúp cơ thể đủ nước, trung hòa lượng acid trong bao tử để giảm ợ chua.

4. Sung

Chứa lượng đường tự nhiên, chất khoáng, kali, canxi, sắt. Chất xơ trong sung hỗ trợ hoạt động của ruột và hệ tiêu hóa. Ăn sung có thể phòng ngừa bệnh táo bón.

5. Táo

Giàu vitamin A, C, D, B-16, B-12, canxi, sắt, magiê... Táo tăng cường tiêu hóa, điều hòa hoạt động của ruột, giảm bớt lượng acid và làm dịu bao tử.

6. Đào

Chứa canxi, sắt, magiê, vitamin A, B6, B12, C. Đào còn rất hữu dụng với bệnh nhân tiểu đường, bị các vấn đề về da, ung thư đại trực tràng... Đào còn chứa rất ít acid, có lợi cho người bị ợ chua. 

Nguồn:eva.vn
Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng ngừa căn bệnh này

Có thể bạn quan tâm:



>>>>> Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội có tốt không?
 
Theo dõi cân nặng

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn kiểm soát cân nặng, đốt cháy calo và nâng cao sức khỏe. Nên uống 1 cốc nước trước khi ăn 30 phút và giảm khẩu phần ăn để tránh tăng cân không mong muốn.

nhung-cach-phong-ngua-benh-tieu-duong

Uống đủ nước

Đôi khi cơ thể không phân biệt được cảm giác đói và khát nước. Do đó, bổ sung nước cho cơ thể quan trọng hơn là ăn một số thức ăn dạng lỏng. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, bạn sẽ không còn thèm ăn thực phẩm chứa nhiều đường.

Ăn nhiều rau xanh

Khi bắt đầu bữa ăn nên ưu tiên các loại rau xanh trước, sau đó mới ăn các loại thực phẩm khác. Cách đó giúp bạn no nhanh hơn.

Không xem tivi khi ăn

Không nên xem tivi khi bạn đang ăn vì thói quen đó khiến bạn ăn nhiều hơn. Hạn chế các loại bánh kẹo tráng miệng giúp bạn duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ.

Bổ sung quế vào thực đơn

Hãy thêm quế vào bữa ăn hàng ngày. Quế có công dụng duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định.

Kiểm soát stress

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress. Ngồi thiền và các bài tập thở sẽ giúp bạn thư giãn hơn.

Ngủ đủ

Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Nguồn: vietnamnet.vn
Những món ăn thường ngày bị sử dụng hóa chất để chế biến khiến người tiêu dùng kinh hãi.


Có thể bạn quan tâm:

>>>>>  Những địa chỉ món bánh canh siêu ngon ở Sài Gòn

>>>>>  Cách làm món bánh quy hạt dẻ

>>>>>  Khám chữa bệnh tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội

Bún bò sử dụng hóa chất làm mềm xương

Những người hay ăn hủ tíu, bún bò không khỏi giật mình khi biết thông tin 80% quán hủ tiếu, bánh canh, bún bò… sử dụng hóa chất để nấu mềm xương.

hai-hung-cong-nghe-tam-hoa-chat-mon-bun-bo-my-soi-xuc-xich

Đó là phát biểu của bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực – Thực phẩm TP HCM trong Hội thảo “Quản lý an toàn thực phẩm từ gốc ở TP HCM - thực trạng và giải pháp”, tổ chức vào sáng 23/5.

Thông tin bún bò được sử dụng hóa chất làm mềm xương khiến nhiều người e dè khi ăn món khoái khẩu này

Hiện chưa biết chất làm mềm xương này có thành phần, tác hại ra sao... Tuy nhiên, hàng ngày ăn những bát bún bò và nuốt phải những loại hóa chất này, không ít thì nhiều nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo các bác sĩ ở trung tâm chống độc TP HCM thì mùa hè là thời điểm số bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tăng cao.

Vì vậy người dân nên hạn chế ăn các loại thức ăn không rõ nguồn gốc, đường phố vì đó là nơi rất dễ bị nhiễm khuẩn, quy trình chế biến và bảo quản đều không đảm bảo. Không nên ăn thức ăn ôi thiu, hoặc để lâu ngày mà không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

Xúc xích được sản xuất từ thịt thối

Mới đây, theo thông tin từ VTV, Đội quản lý thị trường số 6 phối hợp với các cơ quan liên ngành đột kích vào một cơ sở chuyên chế biến và sản xuất xúc xích trên đường Nguyễn Khoái, Thanh Trì, quận Hoàng Mai và phát hiện ra nhiều sai phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.

hai-hung-cong-nghe-tam-hoa-chat-mon-bun-bo-my-soi-xuc-xich-1

Chảy nhớt, bốc mùi, những lô thịt lợn, thịt gà đáng ra phải bỏ đi nhưng lại được tận dụng để cho ra những sản phẩm xúc xích đóng gói.

Không chỉ sử dụng những loại thịt hôi thối, ngay cả những loại xúc xích hỏng, hết hạn từ những lô sản xuất nhiều ngày trước đó cũng được tận dụng lại. Thành phẩm là gần 400kg xúc xích trông rất ngon mắt. 

Xúc xích không chỉ dùng thịt thối sản xuất mà con dùng tới 10 loại phụ gia không rõ nguồn gốc
Để làm cho xúc xích thơm ngon, chủ cơ sở đã sử dụng hơn 10 loại phụ gia. Trong đó, có nhiều loại phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ với đủ màu sắc.

Trước đó, trưa 10/1, cảnh sát kinh tế Công an quận Kiến An (Hải Phòng) bắt quả tang xe khách đang lưu thông trên đường Trần Tất Văn, phường Tràng Minh chở hơn một tấn nội tạng bẩn, gồm: Hàng chục thùng xốp chứa lòng lợn đông lạnh cùng 5 bao tải dứa chứa lòng lợn khô. Trong số này, có nhiều thùng đã bốc mùi, lên men.

Cơ quan chức năng xác định, chủ lô hàng là ông Phạm Quốc Bảo (54 tuổi). Tuy nhiên, không xuất trình được giấy tờ về nguồn gốc số hàng trên.

Ông Bảo thừa nhận số nội tạng bẩn trên được thu gom từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Hàng được chuyển ra Móng Cái để bán sang Trung Quốc làm nguyên liệu chế biến xúc xích.
Ở một đất nước xa xôi như nước Mỹ, người ta đã tìm thấy trong xúc xích Trung Quốc có mặt của loại thuốc trừ sâu cực độc và đưa ra cảnh báo cấp nguy hiểm. Còn ở Việt Nam, xúc xích bẩn của Trung Quốc vẫn đang âm thầm đe dọa sức khỏe của mỗi người mà chưa có biện pháp ngăn chặn.

Mì sợi dai nhờ hàn the

Ngày 26/5, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an tỉnh Bình Dương cho biết vừa phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra đột xuất cơ sở chuyên sản xuất mì sợi của ông Nguyễn Văn Rà (khu phố Thạnh Quý, phường An Thạnh, thị xã Thuận An). 

Lực lượng chức năng phát hiện khu sản xuất của cơ sở này rất dơ bẩn. Đặc biệt, đoàn kiểm tra phát hiện 20 can nước tro, mỗi can 20 lít là nước phụ gia dùng để sản xuất mì sợi nhưng không có nhãn mác và không giấy tờ chứng minh nguồn gốc.

5 bao Neobor Borax hay còn gọi là hàn the mỗi bao nặng 25 kg là chất không được sử dụng trong sản xuất chế biến thực phẩm.

Hàn the là hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm.

Dùng hàn the liều cao có thể gây ngộ độc cấp, còn với liều lượng nhỏ tích tụ và gây ngộ độc gan, thận, rất nguy hiểm cho cơ thể.

Hàn the khi vào cơ thể không đào thải hết mà tích tụ lại bệnh. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến gan, thận…

Nguồn: eva.vn