Cà tím là loại thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam. Cà tím không chỉ có màu sắc bắt mắt mà còn rất bổ dưỡng. Hãy xem nó mang lại lợi ích gì nhé!
Theo Medicalnewstoday, một cốc cà tím chứa khoảng 20 calo, 0,8g protein, 4,82g carbohydrate, 0,15g chất béo và 2,5g chất xơ. Một phần ăn tương đương có thể đáp ứng 10% nhu cầu chất xơ hàng ngày, 5% kali, 3% vitamin C, 5% vitamin B-6, 1% sắt và 2% magiê.
Cà tím cũng có chứa anthocyanins – hợp chất thuộc flavonoid. Flavonoid có trong nhiều loại thực phẩm thực vật và ngoài việc mang lại những lợi ích sức khỏe, nò còn có tác dụng phân biệt màu sắc của nhiều loại trái cây và rau quả. Anthocyanins là các sắc tố tan trong nước khiến cà tím có màu sắc đặc biệt như vậy.
Lớp vỏ ngoài của cà tím giàu chất xơ, kali và magiê và chất chống ôxy hóa. Trong thực tế, phenolic có trong cà tím giúp cà tím được xếp hạng là 1 trong số 10 loại rau hàng đầu về khả năng hấp thụ ôxy gốc tự do.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, việc tăng tiêu thụ các loại thực phẩm thực vật như cà tím làm giảm nguy cơ béo phì và tỷ lệ tử vong nói chung, bệnh tiểu đường, bệnh tim và thúc đẩy một làn da và tóc khỏe mạnh, tăng năng lượng và trọng lượng tổng thể thấp hơn.
Ăn cà tìm tốt cho sức khỏe tim mạch
Các chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B-6, và phytonutrient trong cà tím đều tăng cường sức khỏe tim mạch. Theo tạp chí Clinical Nutrition của Mỹ, ăn thực phẩm có chứa flavonoid làm giảm nguy cơ tử vong từ bệnh tim.
Một số nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ các chất flavonoid được gọi là anthocyanin đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều hơn ba khẩu phần trái cây và rau quả có chứa anthocyanins có ít 34% nguy cơ bệnh tim so với những người tiêu thụ ít hơn. Trong một nghiên cứu lâm sàng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra tăng lượng chất anthocyanins có thể giảm huyết áp đáng kể.
Uống nước ép cà tím làm giảm cholesterol trong máu
Nghiên cứu về tác động của tiêu thụ cà tím trên thỏ với lượng cholesterol cao cho thấy, dùng nước ép cà tím làm giảm đáng kể trọng lượng và mức độ cholesterol trong máu.
Các hợp chất phenolic trong cà tím tiết lộ rằng thực vật có chứa một lượng axit chlorogenic đáng kể. Axit chlorogenic đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol xấu và cũng là một kháng sinh, kháng virus, chống ung thư.
Cà tím có khả năng chống ung thư
Polyphenol trong cà tím đã được tìm thấy có khả năng chống ung thư. Anthocyanins và axit chlorogenic có tác dụng tương tự như chất chống ôxy hóa và các hợp chất chống viêm. Chúng bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị hư hại do các gốc tự do và lần lượt ngăn chặn sự tăng trưởng của các khối u và cùng sự lây lan của tế bào ung thư. Chúng cũng kích thích các enzym giải độc trong các tế bào và làm chết tế bào bào ung thư.
Ăn cà tìm giúp cho chức năng nhận thức tốt hơn
Nasunin - anthocyanin trong vỏ cà tím là một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ để bảo vệ các chất béo bao gồm màng tế bào trong các tế bào não khỏi bị hư hại gốc tự do. Nó cũng đã được chứng minh để giúp tạo thuận lợi cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng vào tế bào và chất thải ra ngoài.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, anthocyanins ức chế neuroinflammation và tạo điều kiện lưu lượng máu đến não. Điều này giúp ngăn ngừa rối loạn tâm thần do tuổi tác và cũng cải thiện trí nhớ.
Cà tím cũng giúp giảm cân
Chất xơ rất quan trọng trong quản lý trọng lượng cơ thể. Các hợp chất này làm tăng cảm giác no và làm giảm sự thèm ăn, làm cho bạn cảm thấy no lâu hơn và do đó làm giảm lượng calo tổng thể của bạn.
Nguồn:suckhoegiadinh.com.vn
Các bài viết khác liên quan:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét